Cũng theo ông Sutter, một kỹ sư chính của công ty Sutter Engineering cho biết: “Vì nhiều lý do, các nguồn vật liệu xi măng trước đây, như tro bay từ than đá được dùng trong sản xuất điện, đang bị thiếu hụt và các vật liệu mới cũng xuất hiện, thậm chí những vật liệu này còn đảm bảo thân thiện với môi trường hơn so với loại cũ. “Tuy nhiên, những vật liệu mới này hiện nay không nằm trong các thông số kỹ thuật hiện có, dẫn đến việc chúng tôi phải xây dựng một bộ các thông số kỹ thuật mới. Thay vì tập trung xây dựng một thông số kỹ thuật cho một loại vật liệu như trước, chúng tôi đang viết một bộ thông số đặc tả hiệu suất có thể được sử dụng để bao trùm toàn bộ các vật liệu nói chung.”
Ông Sutter lưu ý thêm rằng bê tông được làm bằng vật liệu xi măng mới có thể ít tốn kém hơn, bền vững hơn so với xi măng portland truyền thống. Thông số kỹ thuật mới sẽ cho phép những vật liệu mới này được áp dụng vào nhiều dự án xây dựng, công trình hơn.
Liên quan đến vật liệu xi măng sử dụng trong xây dựng, tại Việt Nam, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành một bộ tiêu chuẩn sửa đổi, tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 2682:2020 Xi măng Póoc Lăng.
Cụ thể, Xi măng poóc lăng là chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn clanhke xi măng poóc lăng với một lượng thạch cao cần thiết. Trong quá trình nghiền có thể sử dụng phụ gia công nghệ nhưng không quá 1 % so với khối lượng clanhke.
Trong đó, Clanhle xi măng poóc lăng được định nghĩa theo TCVN 5438:2007. Thạch cao là vật liệu đá thiên nhiên hoặc nhân tạo có chứa khoáng CaSO4.2H2O, được sử dụng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng. Thạch cao dùng để sản xuất xi măng có chất lượng theo TCXD 168:1989. Xi măng poóc lăng gồm các mác PC30, PC40 và PC50, trong đó: PC là ký hiệu quy ước cho xi măng poóc lăng; Các trị số 30, 40, 50 là cường độ nén tối thiểu của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn, tính bằng MPa, xác định theo TCVN 6016:1995 (ISO 679:1989).